Chương 2:
13. Trình bày khái niệm và
bản chất của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Chức năng quản lý Nhà
nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có
chủ đích của Nhà nước lên đối tượng quản lý trong quá trình quản lý kinh tế.
Bản chất:
là
tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế
là quản lý kinh tế vĩ mô, tức là quản lý toàn bộ nền kinh tế
nhằm đảm bảo sự phát triễn của hệ thống kt quốc dân theo định
hướng XHCN
14. Nhận định sau đây đúng
hay sai? Giải thích? Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thì pháp luật
là yếu tố đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định? cho ví
dụ minh họa
Sai. Vì sự đa dạng của các q hệ kt đòi hỏi phải mở rộng phạm vi
điều chỉnh của PL.
Tc và trình độ nền k.tế quyết định tc và trình độ của hệ thống PL
Phương pháp q.lý kt quyết định pp điều chỉnh của hệ thống PL.
15. phân tích vai trò của
pháp luật đối với kinh tế? cho vd minh họa
Pháp luật kinh tế xác định vị trí pháp lý cho các
tổ chức và đơn vị kinh tế
Bẳng pháp luật kinh tế nhà nước điều chỉnh hành
vi kinh tế trên thị trường
Luật pháp về kinh tế là công cụ của NN đối với
nền KTQD
16. Trình
bày hoạt động của nhà nước nhằm thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế
Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
Tổ chức tốt công tác thực hiện pl
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện pl
Kiện toàn các cơ quan quản lý về tư pháp
Đảm bảo sự lãnh đạo của đảng trong công tác về pl
17. Vì sao
nhà nước phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô? Để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
NN sử dụng những giải pháp gì?
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn
định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Sự ổn định kinh tế là điều mà mọi nhà nước
đều mong muốn vì nó có lợi cho tất cả mọi người. Do vậy, nhà nước phải duy trì
sự ổn định đó. Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều
tiết nền kinh tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công
trình; xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dựa trên căn cứ và tiêu chí kinh tế
thích hợp nhằm giảm thiểu những gánh nặng chi phí của ngân sách nhà nước và của
nền kinh tế; tiến hành việc kiểm soát chi tiêu công và tiền vay của các tập
đoàn kinh tế nhà nước để duy trì sự ổn định nền kinh tế.
Giải pháp:
Gia tăng tiết kiệm dùng để đầu tư cho pt
Quản lý thu và chi NSNN hợp lý
Cân đối giữa các hđ XK và NK
Gia tăng tích lũy phù hợp với cơ cấu đầu tư
Thực hiện chống tiêu cực hiệu quả
18. Ổn định
chính trị được xem xét trên những phương diện nào? Vai trò của NN được thể hiện
như thế nào qua những phương diện đó
- Sự bất ổn trong nước: là tình trạng khủng hoảng
chính trị luôn diễn ra các vụ lật đổ, đảo chính và các cuộc xung đột trong
nc. Vd các cuộc cm trên TG
- Xung đột với nước ngoài: là mức độ thù địch mà
1 quốc gia thể hiện với quốc gia khác
- Xu hướng chính trị: là định hướng chính trị của
1 chính phủ 1 nước sẽ ad trong chính sách điều hành. vd VN là xu hướng XHCN
- Định hướng kinh tế: phản ánh chính sách kiểm
soát về tài chính và thị trường đối với các hđkt, các dịch vụ hỗ trợ…của NN
Vai trò của
NN thể hiện:
Bảo đảm, giữ gìn độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
cuộc sống an toàn, yên ổn cho mọi công dân. Bảo đảm cho xã hội phát triển, công
dân đạt được nguyện vọng chính đáng…?
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Đảm bảo mục đích phát triển kinh tế đất nước theo định hướng đã định. Phát huy các mặt tích cực của kinh tế thị trường, tạo môi trường bình đẳng và điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét